Năm 2007, một cuộc khảo sát với hơn 3.000 y tá phòng cấp cứu đã phát hiện ra rằng hơn một nửa các y tá được khảo sát đã bị bệnh nhân nhổ nước bọt vào mặt, bị đánh, bị đẩy hoặc xô một cách rất thô bạo, bị trầy xước hoặc bị đá. Khoảng một phần tư y tá cho biết họ đã trải qua hơn 20 các loại tấn công khác nhau trong vòng ba năm.
Với tư cách là một người bạn, một độc giả và cũng là một thành viên của Diễn đàn Bác sĩ Nội trú, mặc dù không học và cũng không làm trong ngành y, nhưng tôi rất hâm mộ các bạn và rất thích đọc bài viết của các bạn đã chia sẻ. Là một người xa xứ, tôi luôn luôn mong muốn Việt Nam mình tiến bộ và phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực y học. Hôm nay tôi xin chia sẻ với các bạn bài viết khá thú vị về những điều bí ẩn tại phòng cấp cứu của Tiến sĩ Anwar Osborne, ông là một bác sĩ làm việc tại phòng cấp cứu. Bài viết này đã được đăng tải trên CNN
Trịnh Trang
Phòng cấp cứu được coi là cửa ngõ của hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Hầu hết mọi người sẽ chỉ phải vào phòng cấp cứu ít lần trong đời, nhưng khi vào đó họ có thể được cứu sống và rất sợ hãi.
Tuy nhiên, nhiều bí ẩn được phát hiện về những gì xảy ra tại phòng cấp cứu và những gì bạn có thể mong đợi. Dưới đây là năm bí ẩn được DOA tuyên bố.
Bí ẩn 1: Phòng cấp cứu không giống như trên truyền hình
Trên thực tế, chương trình truyền hình về “ER” và thậm chí “Scrubs” không đi quá xa sự thật.
“ER” là một loạt phim truyền hình về y tế tại Mỹ
“Scrubs” là một loạt phim truyền hình hài kịch về y tế tại Mỹ
Trong khi nó không phải lúc nào cũng giống như trên truyền hình như đã thấy trong nhiều tập phim, phòng cấp cứu có thể là một nơi ồn ào và nguy hiểm.
Trong thực tế, y tá cấp cứu thường xuyên bị bệnh nhân tấn công, tấn công cả bằng lời nói và bằng hành động.
Năm 2007, một cuộc khảo sát với hơn 3.000 y tá phòng cấp cứu đã phát hiện ra rằng hơn một nửa các y tá được khảo sát đã bị bệnh nhân nhổ nước bọt vào mặt, bị đánh, bị đẩy hoặc xô một cách rất thô bạo, bị trầy xước hoặc bị đá. Khoảng một phần tư y tá cho biết họ đã trải qua hơn 20 các loại tấn công khác nhau trong vòng ba năm.
Tuy nhiên, tôi đã nhìn thấy rất nhiều y tá cùng đuổi theo và níu kéo bệnh nhân bị lẫn/lẩn thẩn khi họ đi lang thang ra ngoài.
Chúng tôi xử lý các sự cố này rất nhẹ nhàng tại nơi làm việc, nhưng sự thật là phòng cấp cứu có thể là một nơi rất bạo lực để làm việc, và có rất ít cơ chế báo cáo về những cuộc tấn công này. Trong khi những người nghiện ma túy, nghiện rượu và bệnh tâm thần thường gây ra nhiều sự cố, nhưng sau khi bị tấn công y tá phòng cấp cứu lại nhận được rất ít lời an ủi.
Nếu và khi bạn đến bệnh viện, hãy mang lại sự đồng cảm cho các y tá và nhân viên đang phải đi một chặng đường dài.
Bí ẩn 2: Sự hài lòng của bệnh nhân là ưu tiên số 1 của chúng tôi
Mọi người được quyền tới phòng cấp cứu theo phép lịch sự cũng giống như bạn được quyền tới nhà hàng bán đồ ăn nhanh Burger King một cách lịch thiệp. Tuy nhiên, nếu bạn đặt mua một bánh chiên giòn với tôm (shrimp taco) tại một nhà hàng burger, bạn có thể không có nó, cho dù điều này có thể khó chịu thế nào hoặc bạn có thể muốn nó thế nào.
Chúng tôi có thể sẽ không thể chẩn đoán được một bệnh phát ban trên da đã tồn tại ba năm, hoặc chúng tôi cũng không thể cho bạn biết chính xác lý do tại sao đầu gối của bạn đau nếu nó không bị gãy. Phòng cấp cứu được dành để xác định và điều trị bệnh nhân đang trong tình trạng cấp cứu và/hoặc nguy kịch.
Với tư cách là một bệnh nhân, quyền lợi hợp pháp duy nhất của bạn là được khám kiểm tra sức khỏe, mà trong đó chủ yếu là các tình trạng cần được xử trí nhanh chóng để cứu sống bạn.
Năm 2012, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy điểm số hài lòng của bệnh nhân cao hơn gắn liền với chi phí chăm sóc sức khỏe cũng cao hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn.
Bệnh nhân thường xuyên vào khoa cấp cứu với hy vọng được kê đơn và/hoặc cấp thuốc kháng sinh cho cảm lạnh thông thường hoặc được chụp CT sọ não. Họ đánh đồng sự hài lòng của bệnh nhân với "sự hài lòng của khách hàng."
Trong khi mọi người rất có khuynh hướng nói như vậy thì bệnh nhân không phải chính xác là khách hàng. Bác sĩ có vai trò được ủy thác để duy trì, cũng như hầu hết chúng ta đều biết cái gì có thể giết chết con người và giới hạn đạo đức và pháp lý không quản lý nó.
Trong nhiều phòng cấp cứu, bạn có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm, nhưng bạn nên biết rằng xét nghiệm có thể không phải là điều mà bạn quan tâm nhất.
Bí ẩn 3: Obamacare sẽ làm cho phòng cấp cứu của tôi đông hơn
Câu trả lời thực tế về một phòng cấp cứu sẽ trở nên đông như thế nào trong năm nay phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong khu vực như số lượng các trung tâm chăm sóc sức khỏe chính và các đặc quyền của những người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe (ví dụ như y tá và trợ lý bác sĩ) trong một tiểu bang.
Tôi làm việc tại một trong những phòng cấp cứu bận rộn nhất trong cả nước. Chúng tôi đã rất bận rộn vào năm 2012, năm 2013, và cũng có thể sẽ bận rộn trong năm 2014. Nếu mọi người nghĩ rằng họ đang trong tình trạng cấp cứu, họ sẽ đến thẳng phòng cấp cứu.
Nghiên cứu cho thấy hầu hết bệnh nhân đến phòng cấp cứu tin rằng tính mạng của họ đang bị đe dọa. Ngoài ra, một nghiên cứu trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy có sự chồng chéo lớn trong việc khiếu nại phòng cấp cứu ban đầu của những người có tình trạng bệnh “có thể điều trị được tại y tế cơ sở” (có thể đi khám bác sĩ riêng của họ) với những người có tình trạng bệnh cần cấp cứu thực sự.
Bất cứ sinh viên y khoa nào cũng đều biết rằng đau ngực do một cái gì đó đơn giản như trào ngược dạ dày thực quản có thể không thể phân biệt được với một cơn đau tim. Những người đang trong phòng cấp cứu với bạn, có Obamacare hay không, có thể sẽ tin rằng họ đang trong tình trạng cấp cứu.
Bí ẩn 4: Tôi không nên để bác sĩ theo dõi tình trạng của mình
Trên thực tế, các đơn vị/khoa cấp cứu lưu (theo dõi bệnh nhân) rất tuyệt vời. Khoảng một phần ba các bệnh viện Mỹ đều có đơn vị/khoa này.
Đây là những khu vực chăm sóc bệnh nhân chuyên biệt, thông thường đội ngũ nhân viên là các bác sĩ cấp cứu, được dành để điều trị hoặc chẩn đoán nhanh một số tình trạng như viêm phổi, hen suyễn, và đau ngực. Trong bệnh viện mà không có những đơn vị/khoa này thì bệnh nhân có những tình trạng tương đối đơn giản có thể được chuyển vào khắp trong bệnh viện.
Bệnh nhân trong các đơn vị/khoa cấp cứu lưu này thường nằm lại ở bệnh viện khoảng 16 và 24 giờ. Những khu vực chuyên biệt này cho thấy kết quả vượt trội so với kiểu chăm sóc truyền thống về thời gian lưu trú, chẩn đoán nhầm và tử vong.
Hơn nữa, theo báo cáo trong trong tạp chí Health Affairs, các đơn vị/khoa này rất hiệu quả nếu chúng được thành lập thêm trong hai phần ba các đơn vị/khoa khác của bệnh viện, họ sẽ tiết kiệm hàng tỷ đô-la cho hệ thống y tế của chúng tôi.
Thật không may, có những báo cáo của những người đã nghỉ hưu đang ở trong “tình trạng được theo dõi" và đã nhận được hóa đơn quá đắt từ bệnh viện vì dịch vụ này. Thậm chí có cả một vụ kiện chống lại Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe và Dịch vụ Y tế (Centers for Medicare and Medicaid Services) cáo buộc rằng các bệnh viện sử dụng "tình trạng theo dõi" để trừng phạt người cao niên bằng cách làm cho họ chịu trách nhiệm nhiều hơn trong hóa đơn của họ. Mặc dù vụ kiện này đã bị bác bỏ vào năm 2013, nhưng các phương tiện truyền thông đôi khi vẫn đưa ra những câu chuyện của những người cao niên phải trả tiền viện phí nhiều khi có những vấn đề liên quan đến "tình trạng được theo dõi”, bí ẩn này vẫn sẽ còn tiếp tục.
Thực tế là trong khi vấn đề vẫn còn hết sức phức tạp, phần lớn người cao tuổi (94%) đang được chăm sóc bởi Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe và Dịch vụ Y tế phải trả chi phí ít hơn khi trong "tình trạng theo dõi" nếu họ được chấp nhận điều trị dưới dạng "bệnh nhân nội trú".
Bí ẩn 5: Phòng cấp cứu đến đầu tiên, được phục vụ trước tiên
Chúng tôi không thể tuân theo theo thứ tự thời gian bệnh nhân đến. Chúng tôi sử dụng hệ thống phân loại bệnh nhân (the tried-and-true triage system) mà trong đó bệnh nhân nặng hơn sẽ được khám trước tiên. Hãy tin tôi khi tôi nói với bạn rằng bạn không muốn điều này hay bất cứ cách nào khác. Nếu người thân của bạn bị bắn vào mặt, bạn sẽ muốn họ được thăm khám trước tiên.
Bạn không thể và sẽ không kiểm soát được thứ tự của bệnh nhân được vào khám. Không một ai trong phòng cấp cứu đưa ra một cuộc hẹn nào. Thời gian trung bình đối với một bệnh nhân ở tại phòng cấp cứu trên toàn quốc là khoảng năm giờ . Trong thời gian này, chúng tôi có thể thường làm xét nghiệm và có kết quả ngay mà bình thường bạn sẽ phải chờ hàng tháng mới có kết quả nếu đi khám bệnh theo hẹn.
Người Mỹ bị bệnh cấp tính thường ít khi đến khám bác sĩ tư của họ. Theo tiến sĩ Stephen Pitts trường Đại học Emory đã trình bầy trong tạp chí Health Affairs, bác sĩ phòng cấp cứu phải khám bệnh cho 28% các tình trạng bệnh cấp tính này, nhưng số lượng bác sĩ phòng cấp cứu chỉ chiếm chưa đầy 5% lực lượng bác sĩ.
Tôi và nhiều bác sĩ cấp cứu khác đã chọn chuyên khoa này vì đặc thù của công việc là mong muốn “giúp đỡ bất cứ ai, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào”.
Khi bạn đến phòng cấp cứu, được chuẩn bị một số loại thuốc tốt nhất mà hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng tôi đã cung cấp. Đây không phải là một nhà tù; tất cả mọi người đều có thể rời đi nếu họ không hài lòng vì phải đợi hoặc không có sẵn các dịch vụ, nhưng cứ yên tâm, chúng tôi sẽ rất vui khi gặp bạn bất cứ lúc nào vì bất cứ phàn nàn gì.
Tin nhắn