HỘI CẤP CỨU VIỆT NAM | Vietnamese Society of Emergency Medicine
  • Register
  • Help
  • The Facebook Platform

  • Home
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Tạp chí
  • Tài liệu
  • Sức khỏe
  • Sự kiện
  • Ảnh
    • KHOA CẤP CỨU, BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 TỔ CHỨC KỈ NIỆM 10 NĂM NGÀY THÀNH LẬP VÀ ĐÓN NHẬN BẰNG KHEN CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG | Cập nhật về cấp cứu đột quỵ não cấp dành cho điều dưỡng | 20|4|2017_BV Bạch Mai | Hiệu quả của biện pháp tiêu sợi huyết não thất bằng alteplase (rt-PA) trong điều trị chảy máu não thất | Giảm thiểu sự cố y khoa trong các bệnh viện | Vạch trần 5 bí ẩn về phòng cấp cứu | Khoa Cấp cứu Bệnh viện Việt Tiệp tổ chức thành công lớp tập huấn sơ cấp cứu trước bệnh viện | Hình ảnh các tổn thương da thường gặp ở trẻ nhỏ | Điều trị thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch trong nhồi máu não cấp | Quy trình điều trị tắc mạch phổi cấp | Nguyên tắc xử trí ngộ độc cấp | Khuyến cáo kiểm soát huyết áp cho bệnh nhân đột quỵ cấp | Cấp cứu chấn thương | Mày đay và phù mạch | Kỹ thuật thổi ngạt | Một số thuật ngữ y học Anh-Việt thường sử dụng trong Hồi sức Cấp cứu (phần 1) | Chẩn đoán và xử trí cấp cứu ban đầu bỏng | Hình ảnh ECG: Nhồi máu cơ tim cấp | Nhiễm toan xeton do đái tháo đường | Kỹ thuật nội soi khí phế quản cấp cứu | Cấp cứu điện giật | Chấn thương tai do đi máy bay | Chẩn đoán và xử trí cấp cứu hạ đường huyết | Nguyên tắc cấp cứu ban đầu | V/v đăng ký gia nhập hội viên Phân hội Cấp cứu trực thuộc Hội Hồi sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam
  • Diễn đàn
  • Video
  • Liên hệ
  • Home
  • Home
  • Thư viện ảnh
  • Hoạt động
  • Hình ảnh các tổn thương da thường gặp ở trẻ nhỏ

    • Hình ảnh các tổn thương da thường gặp ở trẻ nhỏ

         
      Published on 08-01-2013 11:58 AM

      CÁC TỔN THƯƠNG DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ NHỎ

      Theo: WebMD
      left
      • <b>Đó là những tổn thương gì?</b><br/>Bạn luôn muốn biết về tổn thương ban, sẩn hoặc da gà… trên da của con mình? Sau mỗi đợt ốm, dị ứng và cảm nóng hoặc lạnh…, da của trẻ nhỏ thường có những thay đổi. Phần lớn những thay đổi này không đáng ngại và dễ điều trị. Bạn hoàn toàn có thể học được cách nhận biết các tổn thương này. Tuy nhiên, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để có chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị bệnh đúng.
      • <b>1. Bệnh nấm biểu bì/nấm ngoài da (Ringworm/tinea)</b><br/>Giun không gây bệnh nấm ngoài da. Bệnh gây ra bởi một loại nấm sống ở da chết, tóc và mô móng. Ban đầu bệnh biểu hiện là một mảng vẩy hoặc u mầu đỏ. Sau đó chuyển thành tổn thương đặc hiệu dạng vòng (hình nhẫn) mầu đỏ, ngứa. Tổn thương vòng tăng lên, phổng giộp hoặc đóng viền vẩy. Bệnh nấm ngoài da lây qua tiếp xúc da-da với với người hoặc động vật. Trẻ nhỏ cũng có thể bị lây khi dung chung vật dụng cá nhân như khan tắm hoặc các dụng cụ thể thao. Bác sĩ có thể điều trị bệnh bằng các loại kem chống nấm. Hình ảnh: Tổn thương dạng vòng (hình nhẫn) trong bệnh nấm ngoài da
      • <b>2. Bệnh thứ năm (Fifth disease)</b><br/>Bệnh dễ lây và thường nhẹ, khỏi trong vòng 2 tuần. Ban đầu bệnh thứ năm biểu hiện các triệu chứng giống cúm. Khuôn mặt tươi sáng và sau đó phát ban toàn thân. Bệnh lây qua đường hô hấp (ho và hắt hơi) và dễ lây nhất trong tuần trước khi ban xuất hiện. Điều trị bệnh bằng nghỉ ngơi, đảm bảo đủ nước và điện giải, và giảm đau (không dung aspirin cho trẻ em). Nếu con bạn mắc bệnh thứ năm và bạn đang có thai thì bạn cần đi khám bác sĩ. Hình ảnh: Khuôn mặt tươi sáng trong bệnh thứ năm
      • <b>3. Bệnh thủy đậu (Chickenpox)</b><br/>Trước đây bệnh rất phổ biến và hiện nay thì ít gặp hơn do có vacxin thủy đậu. Bệnh rất dễ lây, lan truyền dễ dàng, và để lại ban ngứa và các đốm đỏ hoặc phỏng giộp trên toàn bộ cơ thể. Các đốm đỏ tiến triển qua các giai đoạn: hình thành phỏng giộp, phỏng giộp vỡ, khô và đóng vẩy. Bệnh thủy đậu có thể rất nghiêm trọng. Tất cả trẻ em đều đã được nhận một liều vacxin thủy đậu. Do đó trẻ lớn và người lớn không bao giờ còn mắc bệnh. Hình ảnh: Các tổn thương phỏng giộp trong bệnh thủy đậu
      • <b>4. Bệnh chốc lở (Impetigo)</b><br/>Bệnh chốc lở, nguyên nhân do vi khuẩn, biểu hiện bằng các tổn thương loét đỏ hoặc mụn nước. Chúng có thể vỡ ra, chảy nước, và phát triển thành một lớp vảy mầu vàng nâu. Các tổn thương loét có thể xuất hiện khắp cơ thể nhưng chủ yếu là xung quanh miệng và mũi. Chốc lở có thể lây qua tiếp xúc gần hoặc qua việc sử dụng chung vật dụng cá nhân như khăn tắm và đồ chơi. Gãi có thể lây lan tới các vùng khác của cơ thể. Bệnh được điều trị bằng thuốc mỡ kháng sinh hoặc thuốc kháng sinh uống. Hình ảnh: Tổn thương loét đóng vẩy trong bệnh chốc lở
      • <b>5. Mụn cóc/mụn cơm (Warts)</b><br/>Hiện nay bệnh do một loại virus gây ra nhưng thường là vô hại, u da không đau. Mụn cóc có thể lây dễ dàng từ người này sang người khác. Bệnh có thể lây qua tiếp xúc với đồ vật được sử dụng bởi người mang virus. Virus thường được tìm thấy ở các ngón tay và bàn tay. Để ngăn ngừa mụn cóc lây lan, hãy nhắc trẻ không cậy hoặc cắn móng tay… Hình ảnh: Tổn thương mụn cóc/mụn cơm trên da
      • <b>6. Ban nhiệt/rôm sảy (Heat Rash/Prickly Heat')</b><br/>Nguyên nhân do tắc ống tuyến mồ hôi. Ban nhiệt biểu hiện là các mụn nhỏ mầu đỏ hoặc hồng. Bạn thường thấy chúng ở đầu, cổ và vai của trẻ nhỏ. Ban thường xuất hiện khi bố mẹ cẩn thận cho trẻ mặc quần áo quá nóng. Nhưng bệnh có thể xuất hiện với bất cứ đứa trẻ nào trong thời tiết nóng bức. Chỉ cho trẻ mặc nhiều hơn bạn một lớp quần áo. Trẻ ăn mặc quần áo vừa đủ nếu bàn tay bàn chân của trẻ có cảm giác mát khi chạm vào. Hình ảnh: Các mụn đỏ, hồng trong tổn thương ban nhiệt/rôm sẩy
      • <b>7. Viêm da tiếp xúc (Contact Dermatitis)</b><br/>Da của một số trẻ em phản ứng sau khi chạm vào thực phẩm, xà phòng, hoặc thực vật như cây thường xuân (poison ivy), cây thù du (sumac), hoặc gỗ sồi. Ban thường bắt đầu trong vòng 48 giờ sau khi tiếp xúc với da. Các trường hợp nhẹ có thể gây đỏ nhẹ hoặc phát ban da gà nhỏ mầu đỏ. Trong trường hợp nặng, bạn có thể thấy sưng nề, đỏ, và mụn nước lớn hơn. Ban này biến mất sau một hoặc hai tuần hoặc khi tiếp xúc kết thúc. Hình ảnh: Tổn thương viêm da do tiếp xúc
      • <b>8. Bệnh tay chân miệng/virus Coxsackie (Hand-Foot-Mouth Disease/Coxsackie)</b><br/>Mặc dù có cái tên đáng sợ nhưng đây lại là một bệnh thông thường ở trẻ nhỏ. Bệnh biểu hiện ban đầu bằng sốt, tiếp theo là đau miệng và phát ban không ngứa. Ban mụn nước xuất hiện trên tay, chân, và đôi khi ở mông và chân. Bệnh lây qua đường hô hấp (ho, hắt hơi) và sử dụng tã. Vì vậy phải rửa tay thường xuyên. Virus Coxsackie không nghiêm trọng và thường tự biến mất sau một tuần. Hình ảnh: Ban mụn nước ở chân trong bệnh tay chân miệng
      • <b>9. Chàm (Eczema)</b><br/>Trẻ em bị chàm có thể thể có kèm dị ứng và hen suyễn. Nguyên nhân chính xác không rõ ràng. Nhưng trẻ nhỏ bị chàm thường có hệ thống miễn dịch nhậy cảm. Quan sát thấy phát ban tăng cùng với da khô và ngứa dữ dội. Viêm da cơ địa là dạng phổ biến nhất của chàm. Chàm có thể tiến triển nhanh ở một số trẻ hoặc sẽ nhẹ hơn khi trẻ trưởng thành. Hình ảnh: Tổn thương da trong bệnh chàm
      • <b>10. Mề đay (Hives)</b><br/>Mề đay biểu hiện bằng các ban sần. Nhiều yếu tố có thể kích hoạt ban sần ngứa hoặc rát này. Các thuốc như aspirin (không bao giờ cho trẻ nhỏ sử dụng thuốc này) và penicillin có thể gây phát ban. Thức ăn gây mề đay bao gồm trứng, các loại hạt, động vật có vỏ, và các chất phụ gia thực phẩm. Nóng hoặc lạnh và viêm họng do liên cầu khuẩn cũng có thể gây mề đay. Ban sần có thể xuất hiện ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể và biến mất sau vài phút hoặc vài ngày. Đôi khi thuốc kháng histamine có thể giúp cải thiện bệnh. Mề đay có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng, đặc biệt khi nó xuất hiện cùng với khó thở, phù mặt. Trong trường hợp này hoặc nếu mề đay không biến mất thì cần pahir tới khám bác sĩ. Hình ảnh: Tổn thương ban dạng sần trên da của mề đay
      • <b>11. Tinh hồng nhiệt (Scarlet Fever)</b><br/>Tinh hồng nhiệt là bệnh viêm họng do lien cầu khuẩn có phát ban. Triệu chứng bao gồm đau họng, sốt, nhức đầu, đau bụng, và các tuyến vùng cổ sưng nề. Sau 1 – 2 ngày, ban đỏ ráp xuất hiện. Sau 7 – 14 ngày, ban đỏ biến mất. Tinh hồng nhiệt rất dễ lây, vì vậy cần rửa tay thường xuyên để tránh lây bệnh. Tới khám bác sĩ nếu bạn nghĩ trẻ nhỏ mắc bệnh. Trẻ có thể được điều trị bằng kháng sinh. Hình ảnh: Tổn thương da dạng ban đỏ ráp trong tinh hồng nhiệt
      • <b>12. Ban đào/bệnh thứ sáu (Roseola/Sixth Disease)</b><br/>Ban đào, một bệnh nhẹ, được đặt tên theo thứ tự trong danh sách sáu phát ban thong thường của trẻ. Trẻ em từ 6 tháng tới 2 tuổi dễ bị bệnh nhất. Hiếm gặp sau tuổi thứ 4. Biểu hiện ban đầu của bệnh là cảm lạnh, sau một vài ngày xuất hiện sốt cao (sốt có thể gây co giật). Sau đó cơn sốt kết thúc đột ngột. Sau khi hết sốt, ban sẩn hoặc phẳng nhỏ mầu hồng xuất hiện. Ban xuất hiện đầu tiên ở ngực và lung, sau đó tới tay và chân. Hình ảnh: Tổn thương bản sẩn/phẳng mầu hồng của ban đào/bệnh thứ sáu
      right

      Các bài mới

      • Một vài hình ảnh trong ngày đầu tiên của Hội nghị Quốc tế về Y học Cấp cứu 2014 (ICEM 2014)  

        Một vài hình ảnh trong ngày đầu tiên của Hội nghị Quốc tế về Y học Cấp cứu 2014 (ICEM 2014)

        Lượt xem:20071

      • Gala Dinner chào mừng Hội nghị Quốc tế về Chấn thương 2014  

        Gala Dinner chào mừng Hội nghị Quốc tế về Chấn thương 2014

        Lượt xem:15964

      • Hội nghị Quốc tế về Y học Cấp cứu 2014: Một số kỹ thuật trong sơ cấp cứu  

        Hội nghị Quốc tế về Y học Cấp cứu 2014: Một số kỹ thuật trong sơ cấp cứu

        Lượt xem:15777

      Các bài đã đăng

      • Ban Chấp hành Hội Cấp cứu Việt Nam  

        Ban Chấp hành Hội Cấp cứu Việt Nam

        Lượt xem:1771

      • Ban Chấp hành Hội Cấp cứu Việt Nam  

        Ban Chấp hành Hội Cấp cứu Việt Nam

        Lượt xem:1576

      Xem thêm 
      • Giới thiệu

        • Link 1
        • Link 2
        • Link 3
        • Link 4

        Tài liệu

        • Link 1
        • Link 2
        • Link 3
        • Link 4
      • Tin tức

        • Link 1
        • Link 2
        • Link 3
        • Link 4

        Sức khỏe

        • Link 1
        • Link 2
        • Link 3
        • Link 4
      • Tạp chí

        • Link 1
        • Link 2
        • Link 3
        • Link 4

        Hội nghị

        • Link 1
        • Link 2
        • Link 3
        • Link 4
      • Quick Links

        • Giới thiệu
        • Giáo dục sức khỏe
        • Hội nghị và sự kiện
        • Thư viện ảnh
        • Diễn đàn
        • Bác sĩ Nội trú
        • dotquy.com.vn
        • Y học Thường thức
        • Clinical Physician
      • Contact Us
      • VSEM
      • Archive
      • Top
      Giờ chuẩn GMT +7. Đồng hồ đang chỉ: 10:21 PM
      PHÂN HỘI CẤP CỨU VIỆT NAM
      Vietnamese Society of Emergency Medicine (VSEM)
      Địa chỉ: 78 - Giải Phóng - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội - Việt Nam; Email: vietnamsem@gmail.com
      Bản quyền © 2013 VSEM®, tất cả mọi quyền được bảo lưu.
      Ghi rõ nguồn Phân hội Cấp cứu Việt Nam khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.